Gốm sứ Chu Đậu vốn đã nổi tiếng từ xưa vì chúng được tạo ra dưới bàn tay của những người thợ chuyên nghiệp. Được xuất khẩu ra nước ngoài từ thế kỷ 15
Gốm sứ Chu Đậu – Biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật tiêu biểu
Chu Đậu là một trong những chiếc nôi cho nghề gốm của Việt Nam. Thôn Chu Đậu là một thôn ở Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Giải nghĩa theo tiếng Hán, Chu tức là thuyền, Đậu là bến, Chu Đậu tức là thuyền đậu bến.
Chu Đậu vốn là một làng nhỏ, nằm nép bên tả ngạn sông Thái Bình. Nơi đây là nhánh của sông Lục Đầu, nơi thông thương với Thăng Long có hướng ra cửa biển. Gốm sứ Chu Đậu vốn đã nổi tiếng từ xưa vì chúng được tạo ra dưới bàn tay của những người thợ chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn về loại gốm này, hãy cùng Gốm sứ Văn Lang đi qua bài viết sau nhé.
Lịch sử của dòng gốm cao cấp – gốm sứ Chu Đậu
Gốm sứ Chu Đậu là một dòng gốm cao cấp xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 – 14 và phát triển vào thế kỷ 15 – 16. Đến khi sang thế kỷ 17, gốm Chu Đậu bị thất truyền. Chính là do cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh-Mạc ở châu Nam Sách. Trong cuộc chiến đó, thôn Chu Đậu bị tàn phá nặng, người dân phải chạy đi lánh nạn. Mà kẻ đã bức tử gốm sứ Chu Đậu chính là Trịnh Tùng, người bên phe thắng lợi của cuộc chiến ấy.
Để nói đến gốm Chu Đậu không thể không nhắc những dòng họ có đóng góp trong làng gốm. Đó là những họ Đặng, Bùi, Vương…, với những danh tài như Đặng Huyền Thông, Đặng Hữu, Đặng Tính. Trong đó công sức của ông Đặng Huyền Thông được khắc ghi trên các văn bia cho đến ngày nay.
Lịch sử của gốm sứ Chu Đậu
Giá trị bền vững của gốm sứ Chu Đậu
Thời của gốm Chu Đậu đã lụi tàn, nhưng tinh hoa văn hóa thì vẫn còn tồn tại đến nay. Gốm Chu Đậu vẫn được gìn giữ trong các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng của thế giới.
Năm 1980 ông Makato Anabuki, nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, đã trông thấy một bình gốm hoa, trưng bày tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul. Trên bình có dòng chữ: “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Ông tiết lộ chiếc bình này được trả giá tới 1 triệu USD, trong một phiên đấu giá.
Ông Makato Anabuki đã viết thư cho Bí thư tỉnh ủy Hải Dương để nhờ xác minh xuất xứ bình sứ đó.
Nhờ những thông tin ông Makato Anabuki cung cấp, cơ quan văn hóa Hải Dương đẩy mạnh công tác sưu tầm những dấu tích ở làng gốm Chu Đậu. Tháng 4/1986, Sở Văn hóa thông tin Hải Dương đã khai quật di chỉ Chu Đậu. Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều di vật gốm mỹ nghệ có chất lượng cao cấp.
Sản phẩm gốm sứ Chu Đậu ra ngoài thế giới
Ngoài các hiện vật cổ trong cuộc khai quật, người ta còn tìm thấy ở hai con tàu bị đắm ở biển Pandanan và ở biển Cù Lao Chàm. Cụ thể tìm được vào các năm 1993 và 1997. Hiện đã tìm được hơn 340.000 gốm cổ Chu Đậu, trong đó có 240.000 hiện vật còn nguyên vẹn. Nhờ việc vớt hai con tàu, mới thấy, gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu rộng rãi ra thế giới.
Chu Đậu vốn là nơi sản xuất đồ gốm gia dụng, mỹ nghệ cho người dân Việt. Nhưng đến bây giờ gốm Chu Đậu đã đi ra quốc tế, bởi chất lượng và vẻ đẹp của nó.
Sản phẩm gốm sứ Chu Đậu ra ngoài thế giới
Bảo vật cần được lưu giữ
Nhà khảo cổ Philippe Trương có nói: Căn cứ vào kiểu dáng, lối trang trí, kỹ thuật và kiểu vẽ hoa văn, thì chiếc bát trà gốm Chu Đậu được chế tác riêng biệt cho Tướng quân và gia tộc Tokugawa. Do đó, chiếc bát trà này được Chính phủ Nhật đưa vào “Tài sản Văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của Nhật Bản”.
Trong số những món gia bảo của dòng họ vùng Nagasaki Ozawa Shiroemon Mitsunota có đến 8 món đồ sứ Chu Đậu. Giờ đây 4 trong số 8 món này đang thuộc sở hữu của Bảo tàng Quốc gia Kyoto.
Ở Bảo tàng Guinet, Paris, hiện có trưng bày bộ sưu tập gốm Chu Đậu cực hiếm của nước ta.
Tại Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, Đức, có một số đồ gốm Chu Đậu vào thời Lê hoặc thời Lê – Mạc.
Xem thêm>> : Những mẫu bình hoa gốm sứ đẹp để trang trí
Lý do gốm Chu Đậu được săn đón nồng nhiệt
Sở dĩ gốm Chu Đậu nổi tiếng gần xa, và được ưa chuộng là bởi chất lượng gốm: “Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Từ kiểu dáng, chất men, họa tiết, hoa văn… đều mang đậm bản sắc Việt Nam và có trình nghệ thuật đỉnh cao.
Các bình gốm Chu Đậu được thiết kế với các kiểu dáng, kích thước thích hợp để trang trí không gian. Men gốm Chu Đậu được làm từ tro vỏ trấu. Đây là men tro trấu tự nhiên đã được lập “kỷ lục độc bản” Việt Nam và được thế giới ngợi ca về độ bền và giá trị nghệ thuật.
Trình nghệ thuật đỉnh cao
Giá trị thẩm mỹ của gốm Chu Đậu
Bình gốm Chu Đậu có giá trị thẩm mỹ rất cao, còn mang cả yếu tố phong thủy. Người sử dụng gốm sứ Chu Đậu có thể hút tài lộc, cải thiện vận khí và cuộc sống.
Gốm Chu Đậu là dòng gốm cao cấp, bởi nó được sản xuất từ đất sét trắng chỉ có ở vùng Trúc Thôn, Chí Linh. Nguyên liệu đặc biệt này tạo nên sự bền và độ đẹp cho sản phẩm.
Nhưng nổi bật nhất vẫn là nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện đời sống và giá trị nhân văn trong Phật giáo, Nho giáo trên từng tác phẩm gốm.
Các sản phẩm gốm sứ Chu Đậu phát triển về số lượng mẫu mã cũng như chất lượng. Giá trị của loại gốm này đã vượt ra khỏi quốc gia trở nên đáng giá trên thị trường quốc tế.
Để tìm hiểu thêm về gốm sứ, mời bạn đến với Gốm sứ Văn Lang – nơi chuyên bán và sản xuất những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Những sản phẩm này cũng chất lượng và mang giá trị nghệ thuật dân tộc sâu sắc.
Nếu bạn là một người yêu thích nghề gốm hoặc quan tâm tới các sản phẩm làm bằng gốm sứ thì hãy ghé thăm Gốm Sứ Văn Lang để cập nhật nhiều thông tin hữu ích cũng như chọn được sản phẩm ưng ý nhé.
Website: gomsuvanlang.vn , Fanpage: Gốm Sứ Văn Lang, Kênh Youtube: Gốm Sứ Văn Lang – Bát Tràng
Pingback: Dùng Gốm Sứ Cao Cấp Là Xu Thế Mới Hiện Nay